Quỳnh Lưu 1 Forum
Chào mừng bạn đã đến với ql1 !_admin
Quỳnh Lưu 1 Forum
Chào mừng bạn đã đến với ql1 !_admin
Quỳnh Lưu 1 Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Quỳnh Lưu 1 Forum

Diễn đàn trường Quỳnh lưu 1- Nơi thể hiện đẳng cấp
 
Trang Chínhthông báoGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Top posters
Mr.kòy (79)
Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Vote_lcap1Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_back_titleKiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty 
Admin (41)
Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Vote_lcap1Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_back_titleKiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty 
kUnZyn_95 (32)
Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Vote_lcap1Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_back_titleKiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty 
miz_vnd_9x (27)
Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Vote_lcap1Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_back_titleKiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty 
Eragon[Z] (21)
Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Vote_lcap1Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_back_titleKiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty 
nhok_k48_b7 (20)
Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Vote_lcap1Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_back_titleKiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty 
anhtucute (18)
Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Vote_lcap1Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_back_titleKiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty 
hutjumi (16)
Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Vote_lcap1Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_back_titleKiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty 
siêuquậy_k49 (15)
Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Vote_lcap1Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_back_titleKiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty 
™ Lừa♥Tình™ (10)
Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Vote_lcap1Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_back_titleKiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty 


 

 Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH

Go down 
Tác giảThông điệp
Eragon[Z]
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Eragon[Z]


Tổng số bài gửi : 21
Join date : 28/03/2011
Age : 28
Đến từ : K50A-QL1

Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty
Bài gửiTiêu đề: Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH   Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_icon_minitimeMon Mar 28, 2011 9:54 am

Môn Hoá tương đối quan trọng đối với các bạn thi khối A và khối B. Để "ăn điểm" ở môn học này, bạn phải nắm được phần kiến thức cơ bản sau:

1. Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các vấn đề sau:

a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:

- Quy tắc tính số oxy hóa.

- Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.

- Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).

- Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện.

b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S

Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.

c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:

- Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.

- Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.

- Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.

- Sự tạo thành ion.

2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:

a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.

b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu).

c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...)

d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:

Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:

* Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO-3, SO2-4 ,...) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.

* Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2, SO2-3 ,...) được xem là bazơ.

* Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 , Al (H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit mạnh được xem là axit.

* Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính.

e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch.

f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).

g) Các phản ứng của hydrocacbon:

- Phản ứng cracking. - Phản ứng đề hydro hóa - Phản ứng hydro hóa.- Phản ứng cộng Br2.- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.- Phản ứng của ankin -1 với Ag2O/NH3. - Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su.

Bu na-S.- Phản ứng của benzen; toluen; styren.

3. Các nội dung của chương trình 12:

a) Với các hợp chất chứa hữu cơ chứa C,H,O: Chủ yếu xem các phản ứng của rượu; andehyt; axit; este; phenol; gluxit.

b) Nhóm nguyên tố C, H, N: Các phản ứng của amin với axit, đặc biệt xem kỹ anilin, chú ý phenylamoniclorua.

c) Cuối cùng xem nhóm nguyên tố C, H, O, N gồm các hợp chất quan trọng sau đây:

- Axit amin: chủ yếu có phản ứng trung hòa, phản ứng tạo nhóm peptit; phản ứng thủy phân nhóm peptit.

- Este của axit amin: có 2 phản ứng chính.

- Muối amoni đơn giản (R-COO-NH4) cũng viết 2 phản ứng chính.

- Muối của amin đơn giản R-COO-NH3-R’.

- Hợp chất Nitro R-(NO2)n: Xem phản ứng điều chế và chỉ có phản ứng tạo amin (phản ứng với [H}).

- Các hợp chất đặc biệt: Urê, Caprolactam; tơ nilon - 6,6; tơ caprôn.

d) Phần vô cơ: Xem các phản ứng của Al; Fe; Na, K; Mg, Ca.

e) Đặc biệt cần để ý thêm phần ăn mòn kim loại; nước cứng; điều chế kim loại; các bài toán áp dụng phản ứng nhiệt luyện, các bài toán kim loại phản ứng với axit; phản ứng với muối.

*Chú Ý:
Các dạng chủ để trong phân kim loại thường được ra nhiều trong các để thi đại học các năm tụ luận cũng như các năm trắc nghiệm là:

1. Kim loại tan nhiều : nhóm IA ( Na, K) và nhóm IIA (Ba, Ca)

2.Kim loại Al

3. Kim loại sau Al: Chủ yếu là Fe, Mg, Cu.

4. Dang hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 axit hoặc hỗn hợp axit

Ơ dạng náy chủ yếu chúng ta giải dựa vào định luất bảo toàn electron

5. Kim loại tác dụng với 1 muối

Cần chú ý đến bài học dãy điện hóa kim loai. Phải biết được quy tắc anpha: Chất khử mạnh phản ứng với chất oxi hóa mạnh cho ra chất khử yếu hơn và chất oxi hóa yếu hơn.

6. Kim loại tác dụng với hai muối

Phải biết được muối nào có tính oxi hóa mạnh hơn thì sẻ phản ứng trươc, khi muối này phản ứng hết mới đến muối thứ hai phản ứng.

7.Hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 muối

Cần biết kim loại náo có tính khử mạnh hơn, chất khư mạnh phản ứng trươc, hết chất khử mạnh mới đến kim loại có tính khử yếu hơn.

8. Điên phân dung dịch điều chế ki loại

-Đối với kim loại trứoc Al: Cần điện phân nóng chảy dung dich chứ kim loại đó( thướng là muối)

-Đối với kim loại Al:Chỉ có duy nhất là điện phân nóng chảy Al2O3 với chất xúc tác là Cryolit

-Đối với kim loại sau nhôm: chỉ cần điện phân dung dịch, không nên điện phân nóng chảy vì rất tốn kém.

Các bạn có thể tham khảo cuốn sách mới nhất: Phương pháp giải nhanh hóa Vô cơ của cô giáo Đoàn Thị Thiên An

Chúc các bạn học tốt phần kim loại
Về Đầu Trang Go down
Eragon[Z]
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Eragon[Z]


Tổng số bài gửi : 21
Join date : 28/03/2011
Age : 28
Đến từ : K50A-QL1

Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH   Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_icon_minitimeMon Mar 28, 2011 9:55 am

Tuyển tập phương pháp làm bài trắc nghiệm

Câu 1. Cho 11 gam hỗn hợp Al,Fe vào dd loãng, dư thấy thoát ra ở đktc. Khối lượng của Al,Fe trong hỗn hợp tương ứng là:
A. 5,4 và 5,6
B. 5,6 và 5,4
C. 8,1 và 2,9
D. 8,2 và 2,8

- Phát hiện vấn đề:

1 mol Fe hay Al đều cho 3 mol e, để tạo 1 mol NO thì N^{+5} cũng phải nhận 3 mol e.
Như vậy , nếu đến đây đặt ẩn rồi giải hệ thì cũng được, nhưng có cách khác như sau:

Nhận thấy khối lượng mol trung bình của 2 kim loại là 11/0,3 = 110/3, có nghĩa 3 mol hh nặng 110 gam, phát hiện ra rằng 110 = 2.27 + 56. ( kiểu thi TN nó hay cho con số đặc biệt như thế đấy! )

- Giải quyết vấn đề: Tỉ lệ n_{Al}/n_{Fe} = 2:1 --> Vậy có 0,2 mol Al và 0,1 mol Fe trong hh

---> Chọn A.

Câu 2. Hấp thụ 2 gam HBr vào dd chứa 2 gam NaOH, cho thêm mẩu giấy quì.Giấy quì chuyển sang mầu gì?
A. Đỏ
B. Xanh
C. Mất mầu
D. Không đổi mầu

-Vì HBr và NaOH phản ứng với nhau theo tỉ lệ 1:1, ta chỉ cần đi so sánh hai phân số cùng tử 2/81 và 2/40. Dễ nhận thấy 2/40 lớn hơn, tức dư kiềm, chọn B.

Câu 3. Trộn 0,81 gam bột Al với bột rồi đốt nóng để tiến hành pu nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A vào nóng, thoát ra V lit NO ở đktc. Tính V.
A. 0,224
B. 0,672
C. 2,24
D. 6,72

- Phát hiện vấn đề: SOH của Fe,Cu trong oxit là cực đại nên chúng chỉ đóng vai trò "trạm trung chuyển e" từ Al sang tức là có thể coi 0,81 gam Al pu trực tiếp với lại thấy độ tăng SOH của Al = độ giảm SOH của [tex]N^{+5},

- Giải quyết vấn đề:
---> V = 0,03.22,4 = 0,672 lit

Chọn B.

Câu 4. Hòa tan 9 gam hh X gồm bột Mg,Al bằng loãng, dư thu được khí A và dd B. Thêm từ từ NaOH vào B tới khi đạt kết tủa lớn nhất thì dừng.Lọc kết tủa, nung hoàn toàn thu được 16,2 gam chất rắn. Thể tích khí a là:
A. 6,72
B. 7,84
C. 8,96
D. 10,08

- Phát hiện vấn đề:16,2 gam chính là khối lượng hai oxit, biết khối lượng kim loại ta tính được khối lượng
---> tính số mol e mà đã nhận, đó cũng chính là số mol e do X nhường.

- Giải quyết vấn đề:
---> lit
--> Chọn D

Phần II

Câu 1. Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lit khí ở đktc hỗn hợp khí NO và NO2 có khối lượng 15,2 gam. Giá trị của m là:
A. 25,6 gam B. 16 gam C. 2,56 gam D. 8 gam
- Phát hiện vấn đề: Dùng định luật bảo toàn e, thông thường phải tính rõ số mol NO, NO2, nhưng ở bài này nhận thấy khối lượng mol trung bình của 2 khí là 15,2/0,4
= 38 lại là trung bình cộng của phân tử khối hai khí ( 30 và 44). Vậy có thể thay 2 khí bằng 1 khí duy nhất có số mol là 0,4 và SOH của N là +3.
- Giải quyết vấn đề: vì SOH của Cu tăng = SOH của N5+ giảm nên: nCu = n khí = 0,4
Vậy m = 0,4.64 = 25,6 ---> Chọn A.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn oxit FexOy bằng dd H2SO4 đ,n vừa đủ thu được 2,24 l khí SO2. Cô cạn dd sau pu thu được 120 gam muối khan. Công thức của FexOy là:
A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. tất cả đều sai.
- Phát hiện vấn đề: FexOy pu với H2SO4 tạo SO2 nên nó phải là FeO hoặc Fe3O4. Quan
sát hai oxit này ta thấy 1 mol mỗi oxit đều nhường 1 mol e.
- Giải quyết vấn đề: Số mol e trao đổi = 0,1.2 = 0,2 mol, nFe2(SO4)3 = 120/400 = 0,3 mol ---> nFexOy = 0,3.2/x = 0,6/x.1 mol oxit nhường 1 mol e nên 0,6/x = 0,2
--> x = 3 --> Fe3O4: chọn B.
Câu 3. Khi hòa tan hoàn toàn cùng một lượng kim loại R vào dd HNO3 loãng và dd H2SO4 loãng thì thể tích NO và H2 thu dược bằng nhau ở cùng điều kiện, khối lượng muối nitrat thu được bằng 159,21% muối sunfat. R là kim loại nào sau đây:
A. Mg B. Cu C. Al D. Fe
- Phát hiện vấn đề: Để tạo 1 mol NO thì R đã nhường 3 mol e, để tạo 1 mol H2 thì R đã nhường 2 mol e mà nNO = nH2 nên R phải thể hiện hai mức oxi hóa +2, +3
- Giải quyết vấn đề: Dễ dàng chọn D. Fe luôn vì chỉ có Fe mới có hai SOH như trên
còn con số 159,21% dùng để đánh lạc hướng chúng ta, nếu tính theo nó thì sẽ mất rất nhiều thời gian.
Câu 4. Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm Cu,Mg,Al tác dụng hết với HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo thành trong dd là:
A. 5,69 gam B. 4,45 gam C. 5,07 gam D. 2,485 gam
- Phát hiện vấn đề: Khối lượng muối = Khối lượng kim loại + Gốc axit. Số mol gốc axit = ne cho = ne nhận ( xem bài tập tự luận)
- Giải quyết vấn đề: Số mol e trao đổi = 0,01.3 + 0,04.1 = 0,07 mol -->
m = 1,35 + 0,07.62 = 5,69 gam --> chọn A
Câu 5. Hòa tan 7,2 gam hh 2 muối sunfat của hai kim loại hóa trị 1&2 vào H2O được dd X. Thêm vào dd X một lượng vừa đủ dd BaCl2 thì thu được 11,65 gam BaSO4 và dd Y. Tổng khối lượng hai muối clorua trong dd Y là:
A. 5,95 gam B. 6,50 gam C. 7,00 gam D. 8,20 gam
- Phát hiện vấn đề: Cation trong dd Y chính là cation trong dd X, anion trong Y là Cl- lấy từ BaCl2. Ta tính được số mol các ion này thông qua nBaSO4 = 0,05 mol
- Giải quyết vấn đề: nCl = 2nBaSO4 = 0,1 mol, khối lượng cation = 7,2 - 0,05.96
= 2,4 gam ---> m = 2,4 + 0,1.35,5 = 5,95 gam ---> Là A
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hh X gồm NaCl, NaI vào H2O được dd A. Sục Cl2 dư vào A. Kết thúc thí nghiệm cô cạn dd thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong X là:
A. 29,25 gam B. 58,5 gam C. 17,55 gam D. 23,4 gam
- Phát hiện vấn đề: Khi thay 1 mol NaI bằng 1 mol NaCl thì khối lượng muối giảm
127 - 35,5 = 91,5 gam.
- Giải quyết vấn đề: Thực tế đã giảm đi 104,25 - 58,5 = 45,75 gam, dùng pp tăng, giảm khối lượng thì: nNaI = 45,75/91,5 = 0,5 mol
---> mNaCl = 104,25 - 0,5.150 = 29,25 gam ---> Chọn A.
Về Đầu Trang Go down
Eragon[Z]
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Eragon[Z]


Tổng số bài gửi : 21
Join date : 28/03/2011
Age : 28
Đến từ : K50A-QL1

Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH   Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_icon_minitimeMon Mar 28, 2011 9:55 am

kỹ thuật xử lý các bài toán tách dung dịch muối vô cơ


Điểm quan trọng nhất để làm được dạng bài này là các bạn phải thuộc được Bảng tính tan

+ Tất cả các muối nitơrat (NO3)- , muối axêtat , muối của kim loại Na , K , muối amôni đều tan

+ Tất cả các muối clorua đều tan ngoại trừ AgCl , PbCl2

+ Tất cả các muối sunfat đều tan ngoại trừ BaSO4 , CaSO4

+ Tất cả các muối cacbonat đều ko tan ngoại trừ cacbonat của kim loại kiềm và amôni cacbonat

+ Tất cả các hiđrôxit của KL kiềm , kiềm thổ và NH4OH đều tan còn lại là những chất ko tan

Nguyên tắc chung : khi sử lý một bài toán tách chất , phản ứng mình chọn để tách riêng hóa chất phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện

1, chỉ t/d với một chất trong hỗn hợp (thường là chất cần tách )

2, Sản phẩm tạo thành có thể dễ dàng tách ra khỏi hỗn hợp

3, sản phẩm tạo thành dễ dàng tái tạo lại được chất ban đầu

Kỹ thuật tách :

Quan sát kỹ các chất cần tách nếu các chất tồn tại ở trạng thái muối thì ta tìm cách đưa các ion kim loại ra khổi hỗn hợp bằng cách cho tạo kết tủa với trường hợp ion kim loại đó từ ion Mg2+ tới ion Cu2+ )

trong trường hợp ion KL là ion của kim loại kiềm thổ thì ta tạo muối cacbonat KL ( dùng (NH4)2CO3 )

nếu trong bài có sự xuất hiện của ion kim loại lưỡng tính ( ion Al3+;Zn2+) ta sử dụng dung dịch kiềm dư (NaOH) ---> sau đó làm xuất hiện kết tủa hỉđôxit trở lại = CO2
NaAlO2 + CO2 + H2O => Al(OH)3 (kết tủa) + NaHCO3

VD: hỗn hợp (AlCl3,Mg(NO3)2 ) + NaOH => [Mg(OH)2] và hỗn hợp dung dịch NaAlO2,NaCl,NaNO3,NaOH dư

cho hỗn hợp dung dịch qua CO2 ta thu lại được kết tủa Al(OH)3

cho các kết tủa tác dụng với axit tương ứng ta thu lại được muối ban đầu

note:

+ không được phép tách ion Ba2+ dưới dạng BaSO4 và ion Ag+ dưới dạng AgX (X là halogen ) do các muối đó rất bền khó có thể hòa tan = các tác nhân hóa học , nhiệt độ

+Do Zn2+ tạo phức chất với dung dịch NH3 , luôn tan nhưng Al3+ lại tạo được kết tủa hiđrôxit ko tan trong NH3 dư

vì vậy nếu có sự xuất hiện đồng thời 2 ion này ta ko được dùng dung dịch kiềm dư mà phải sử dụng dung dịch NH3

AlCl3,ZnCl2 +NH3 =>Al(OH)3 kết tủa và [Zn(NH3)4]Cl2 tan(dung dịch)

để tách ion (NH4)+ ra khỏi dung dịch ta dùng dung dịch kiềm để tạo khí NH3 bay lên

đây chỉ là kỹ thuật tách những bài đơn giản , đối với những bài phức tạp bạn cần có kiến thức tổng hợp nhiều hơn vd như nhiệt phân muối , kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối ( thế kim loại )....nhưng tớ hy vọng cái này sẽ giúp bạn có định hướng suy nghĩ trước một bài tập tách chất vì trước đó tớ thường chỉ mò ra cách giải thôi chứ không có phương hướng cụ thể .
Về Đầu Trang Go down
Eragon[Z]
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Eragon[Z]


Tổng số bài gửi : 21
Join date : 28/03/2011
Age : 28
Đến từ : K50A-QL1

Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH   Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_icon_minitimeMon Mar 28, 2011 9:56 am

phương pháp hóa học_các nguyên tắc bảo toàn

1. Bảo toàn điện tích:

-Nguyên tắc : Tổng điện tích dương luôn bằng tổng điện tích âm vè giá trị tuyệt đối. Dung dịch luôn trung hòa về điện.
-Các ví dụ:
Ví dụ 1: Dung dịch A chứa các ion: Na+ (a mol), (HCO3)2- (b mol), (CO3)2- (c mol), (SO4)2- (d mol).Để tạo ra kết tủa lớn nhất người ta dùng 100 ml Ba(OH)2 x mol/l. Tính x theo a, b.
Giải

(HCO3)2- + (OH)+ => (CO3)2- + H2O
b --> b

Ba2+ + (CO3)2- => BaCO3

Ba2+ + (SO4)2- => BaSO4

Dung dịch sau PU chỉ có Na+ (ban đầu) là a mol. Vậy để dung dịch trung hòa về điện thì cấn a mol OH-, trong khi đó đã tiêu tốn b mol OH- ở trên.
Vậy nOH- = a + b mol ---> x = (a+b)/0,2.

2. Bảo toàn khối lượng:

-Nguyên tắc:

+Trong PUHH thì tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia PU.
+Khi cô cạn dung dịch thì khối lượng hỗn hợp muối thu được bằng tổng khối lượng các cation kim loại và anion gốc axit.

-Các ví dụ:

Ví dụ 2: Cho từ từ một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe và các oxit của Fe đun nóng thu được 64 gam Fe, khi đi ra sau PU tạo 40 gam kết tủa với dung dịch Ca(OH)2 dư. Tính m.
Giải
Ta có: nCO2 = nCaCO3 = 40/100 = 0,4 mol
mCO + m = mFe + mCO2
mà nCO pu = nCO2 = 0,4 nên:
m = mFe + mCO2 - mCO = 64 + 0,4.44 - 0,4.28 = 70,4 g

Ví dụ 3: Một dung dịch chứa 0,1 mol , 0,2 mol Al3+, x mol Cl- và y mol Tính x,y biết rằng cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan.
Giải
Theo định luật bảo toàn khối lượng: 56.0,1 + 27.0,2 + 35,5x + 96y = 46,9
Theo định luật bảo toàn điện tích: 0,1.2 + 0,2.3 = x + 2y
Giải hệ phương trình ---> x = 0,2 y = 0,3

Ví dụ 4: Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 rượu no, đơn chức với H2SO4 đặc thu dược 111,2 g
hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Tính số mol mõi ete.
Giải
Theo ĐLBT khối lượng: mrượu = m (ete) + mH2O
---> mH2O = m(rượu) - m(ete) = 132,5 - 111,2 = 21,6 g
trong PU ete hóa thì: nete = nH2O = 21,6/18 = 1,2 mol
---> Số mol mỗi ete là 1,2/6 = 0,2 mol

Ví dụ 5: Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hóa trị I và II vào dung dịch HCl đủ thu được 0,2 mol CO2. Tính khối lượng muối mới thu dược.
Giải
Trong các PU của HCl với muối cacbonat thì nCO2 = nH2O = nHCl/2
mà nCO2 = 0,2 mol ---> nH2O = 0,2 mol và nHCl = 0,4 mol
theo ĐLBT khối lượng: 23,8 + 0,4.36,5 = m + 44.0,2 + 18.0,2
---> m = 26 g

3. Bảo toàn electron:

-Nguyên tắc: Đây là trường hợp riêng của bảo toàn điện tích, chỉ áp dụng cho các PU oxi hóa khử. Khi đó ne cho = ne nhận.

-Các ví dụ:

Ví dụ 6: Trộn 60 gam bột Fe với 30 gam bột S rồi đun nóng trong điều kiện không có không khí thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng HCl dư thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn B cần bao nhiêu lit Ò ở đktc.
Giải
Ta thấy nFe = 60/56 > nS = 30/32 nên Fe dư, S hết. Khí B là hỗn hợp H2, H2S. Đốt B thu được SO2, H2O

Phân tích:

-S nhận một phần e của Fe để tạo và không thay đổi trong PU với HCl (vẫn là trong H2S), cuối cùng nó nhường lại toàn bộ e do Fe đã cho và e do nó vốn có để tạo SO2 trong PU với O2.
-Fe nhường một phần e cho S để tạo (FeS) và cuối cùng lượng e này lại đẩy sang cho O2 (theo trên). Phần Fe dư còn lại nhường e cho H+ để tạo H2, sau đó H2 lại trả số e này cho O2 trong PU cháy tạo H2O
---> Như vậy, một cách gián tiếp thì toàn bộ e do Fe nhường và S nhường đã được O2 thu nhận.
Vậy: ne cho = 2nFe + 4nS = 5,89 mol.
---> nO2 = 5,89/4 = 1,47 mol
V O2 = 1,47.22,4 = 32,928 lit.

Ví dụ 7: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A,B có hóa trị không đổi, chúng đều không PU với nước và mạnh hơn Cu. / X tác dụng hoàn toàn với CuSO4 dư, lấy Cu thu được cho PU hoàn toàn với HNO3 dư thấy thoát ra 1,12 lit NO ở đktc. Nếu cho lượng X trên PU hoàn toàn với HNO3 thì thu được bao nhiêu lit N2 ở đktc.
Giải

Phân tích: nhận a mol e của A,B để tạo Cu, Cu lại nhường lại a mol e cho N5+
để tạo NO.
N5+ + 3e ---> N2+
---> nNO = a/3 = 1,12/22,4 = 0,05 mol --> a = 0,15 mol
Ở thí nghiệm sau, A,B nhường a mol e cho N5+ để tạo N2:
2N5 + 2.5e ---> N2
---> nN2 = 0,15/10 = 0,015 mol
--> V N2 = 0,015.22.4 = 0,336 lit

Ví dụ 8. Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu,Mg,Al tác dụng hết với HNO3 thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Tính khối lượng muối tạo ra?
Giải
Đặt số mol Mg,Al,Cu lần lượt là a,b,c
--->Số mol e nhường = 2a + 3b + 2c = nNO3- trong muối.
Số mol e nhận = 3nNO + nNO2 = 0,07 mol = 2a + 3b + 2c
Vậy: m = 1,35 + 0,07.62 = 5,69 gam

Chú ý: Số mol HNO3 làm môi trường = số mol HNO3 tạo muối = số mol e cho = số mol e nhận. Số mol HNO3 oxi hóa tính được theo số mol các SP khử, tù đó ta tính được số mol HNO3 phản ứng
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH   Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Kiến thức tổng hợp cơ bản cho các bạn thi ĐH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Tổng hợp] Cách nhận biết một số chất hóa học
» [Tổng hợp] Những hóa chất độc hại thông thường quanh ta!
» Thời gian học chính thức tại trường

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Quỳnh Lưu 1 Forum :: .o0 Câu lạc bộ Học Tập 0o. :: Học tập :: Hóa học-
Chuyển đến